Độc lạ văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản

Mỗi quốc gia đều có những lễ nghi, quy tắc và chuẩn mực đạo đức riêng. Trong số đó, những quy định về ăn uống luôn được đề cao và khác biệt tùy theo từng quốc gia. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nói về quy tắc dùng đũa trong những bữa cơm Nhật Bản.

599
Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản gồm nhiều điều kiêng kỵ cần chú ý
Văn hóa dùng đũa của người Nhật Bản gồm nhiều điều kiêng kỵ cần chú ý
5 (100%) 1 vote

Văn hóa dùng đũa là một yếu tố quan trọng trong nếp sống Châu Á. Giá trị này thể hiện thông qua những quy định tỉ mỉ, đề cao cách ăn uống chuẩn mực lịch sự. Từ đó, nó được nâng lên thành nề nếp mà ai cũng phải học theo. Nhật Bản là một trong những quốc gia coi trọng văn hóa ấy. Trẻ em ở Nhật đã được khuyến khích dùng đũa và học cách ăn uống tử tế từ nhỏ. 

1. Cách thức giữ đũa trong văn hóa dùng đũa của người Nhật 

Giữ đũa ra sao cho chuẩn là một trong những bài học đầu tiên trong Phong cách ăn uống của người Nhật. Nếu bạn sinh sống ở nước ngoài đã lâu và không biết cách dùng đũa, hãy thử tập luyện với chúng ở nhà. Những điều này bao gồm cầm đũa như thế nào, gắp ra sao, giữ đũa ở vị trí nào, v.v. Trông vậy mà quá trình học hỏi cũng khá khó khăn đấy nhé! 

2. Không được ăn luôn món ăn khi gắp ra từ đĩa chung

Văn hóa dùng đũa của người Nhật đặc biệt kiêng việc ăn luôn khi mới gắp từ đĩa chung. Phần nào đó điều này thể hiện tính bất lịch sự đối với những người đang ăn cùng chúng ta. Vì vậy hãy gắp thức ăn vào bát rồi từ tốn thưởng thức chúng nhé! 

Văn hóa dùng đũa của người Nhật đặc biệt kiêng việc ăn luôn khi mới gắp từ đĩa chung.
Văn hóa dùng đũa của người Nhật đặc biệt kiêng việc ăn luôn khi mới gắp từ đĩa chung.

3. Tận dụng tối ưu chỗ gác đũa để tinh tế hơn 

Trong văn hóa dùng đũa, bạn sẽ dễ dàng thất một vật dụng nhỏ lạ nằm trên bàn ăn của người Nhật. Ở Việt Nam – trừ những nhà hàng sang trọng ra thì hiếm khi thấy thứ này. Đây gọi là cái gác đũa. Để đũa trên chỗ gác đũa sẽ lịch sự hơn và giúp đũa sạch sẽ hơn là để trên bàn. Bên cạnh đó, ta không nên gác đũa/để đũa nằm trên bát vì điều này trông giống như cử hành lễ tang nào đó. 

Đây gọi là cái gác đũa.
Đây gọi là cái gác đũa.

4. Văn hóa dùng đũa của người Nhật nghiêm cấm đưa qua đưa lại đũa trên đĩa thức ăn 

Book vé máy bay đi Tokyo để trải nghiệm văn hóa ẩm thực đặc sắc. Ở đó, khi đi ăn bạn hãy dứt khoát chọn món mình thích. Chúng ta đôi khi dùng đũa đưa qua đưa lại trên đĩa ăn vì lưỡng lự, không biết nên chọn gì. Điều này thể hiện tính bất lịch sự và gây khó dễ cho những người ăn cùng. Ngoài ra, người Nhật còn cho rằng làm như vậy thể hiện tính tham lam, háo ăn. 

5. Bạn không nên bới móc món ăn khi thưởng thức

Điều này có lẽ áp dụng cho rất nhiều nền văn hóa dùng đũa khác nhau ở Châu Á. Bới móc thức ăn rất bất lịch sự, đồng thời phá hỏng tính thẩm mỹ của món ăn. Người Nhật sẽ thấy vô cùng chướng mắt nếu người cùng bàn với mình làm điều này. Thay vào đó hãy từ tốn, lấy thức ăn từ phần trên của món ăn. Đừng moi móc trong đĩa để tìm kíếm những thứ ngon hoặc những thứ mình thích.

Bới móc thức ăn rất bất lịch sự, đồng thời phá hỏng tính thẩm mỹ của món ăn.
Bới móc thức ăn rất bất lịch sự, đồng thời phá hỏng tính thẩm mỹ của món ăn.

6. Không được liếm đầu đũa 

Văn hóa dùng đũa của người Nhật nghiêm cấm hành vi liếm đầu đũa. Hành động này không chỉ khiến người khác cảm thấy đáng sợ mà còn vô cùng mất vệ sinh. Bạn có thể làm sạch đôi đũa của mình bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng lưỡi trong trường hợp này. 

7. Văn hóa dùng đũa Nhật Bản – hạn chế gắp thức ăn cho người khác 

Gắp thức ăn là để thể hiện tính sẻ chia, quan tâm và săn sóc đối với những người mà ta yêu thương. Tuy nhiên ở Nhật cũng có một vài nguyên tắc nhất định. Thứ nhất, bạn không nên gắp thức ăn và nối đũa với người khác. Điều này là kiêng kỵ vì nó giống như tục lệ tại các đam tang Nhật. Thứ hai, khi gắp cho người khác cần dùng một bát để hứng, tránh để đồ ăn vương vãi. Thứ ba, khi đi ăn nhà hàng, bạn hãy yêu cầu một đôi đũa mới chỉ dùng cho việc gắp thức ăn, như vậy sẽ lịch sự và đảm bảo vệ sinh hơn. 

Bạn không nên gắp thức ăn và nối đũa với người khác.
Bạn không nên gắp thức ăn và nối đũa với người khác.

8. Đũa là vật dụng gắp, không được chơi đùa với đũa trên bàn ăn 

Văn hóa dùng đũa Nhật Bản coi trọng chiếc đũa và tính nghiêm túc khi thưởng thức. Vì vậy, không được khua đũa linh tinh, hay dùng đũa chỉ trỏ vào mặt người khác. Cũng giống như ở Việt Nam, đũa là vật dụng gắp chứ không để chơi đùa. Bạn không nên dùng đũa để gõ khi đợi món ăn tới vì đó là việc làm bất lịch sự. 

9. Khi không còn dùng đũa, đừng bắt chéo chúng 

Đây có lẽ là chi tiết nhỏ mà mấy ai để ý khi dùng đũa ở Nhật Bản. Khi ăn xong chúng ta tưởng chừng như đã kết thúc quá trình thưởng thức mà quên đi cách bày biện khi hoàn thành. Theo đó, đũa khi ăn xong phải được đặt ngay ngắn, song song gác lên kệ đũa. Nhiều người bỏ quên nên những chiếc đũa đôi khi bắt chéo nhau. Điều này gợi nhắc đến tục lệ trong đám tang của người Nhật. 

10. Không dùng đũa khuất súp là một nét văn hóa dùng đũa Nhật Bản

Thông thường, để tiện lợi thì người Việt hay dùng đũa để hòa gia vị vào bát súp. Tuy nhiên, điều này là kiêng kỵ trong văn hóa dùng đũa Nhật Bản. Bạn có thể khuấy súp, trộn đồ thông qua các vật dụng khác như thìa, muỗng, v.v. Việc dùng đũa khuấy súp tạo cảm giác như bạn đang rửa đôi đũa của mình trên chính bát súp vậy. Vừa tạo cảm giác kém ngon vừa không được lịch sự. Vì thế hãy để ý thật kỹ tránh gây “nhức mắt” cho người Nhật nha! 

Việc dùng đũa khuấy súp tạo cảm giác như bạn đang rửa đôi đũa của mình trên chính bát súp vậy.
Việc dùng đũa khuấy súp tạo cảm giác như bạn đang rửa đôi đũa của mình trên chính bát súp vậy.

TOP 10 điều kiêng kỵ trong văn hóa dùng đũa của người Nhật đã khiến bạn bất ngờ chưa nào? Người Nhật cũng như chúng ta, vô cùng tôn trọng lễ nghi, nề nếp lịch sự trong bữa ăn. Khi du lịch xứ sở Phù Tang, hãy lưu ý những điều trên đánh tránh mất lịch sự trong quán ăn nhé. Nếu bạn quan tâm, hãy kết nối với chúng mình để Đặt mua vé máy bay đi Nhật giá rẻ. Liên hệ hotline 1900 6695 để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc bạn có một chuyến đi thành công!