Tìm hiểu về cửu vĩ hồ trong văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản luôn là đề tài nghiên cứu thu hút nhiều học giả trên thế giới. Ở đó, họ tự do khám phá những uẩn khúc, những nhân vật kỳ lạ xuất hiện cả trong những điểm du lịch hiện nay. Cửu vĩ hồ trứ danh chính là một trong số đó.

1683
Cửu vĩ hồ là một nhân vật nổi tiếng trong thần thoại nhiều quốc gia Đông Á
Cửu vĩ hồ là một nhân vật nổi tiếng trong thần thoại nhiều quốc gia Đông Á
5 (100%) 1 vote

Cửu vĩ hồ có lẽ không còn là nhân vật xa lạ đối với văn hóa đại chúng. Sinh vật kỳ diệu này đã xuất hiện rộng rãi trên nhiều ấn phẩm truyền thông như báo đài, phim truyện, sách báo và phổ biến rộng rãi khắp vùng Đông Á. Mới đây, viên đá “phong ấn” cửu vĩ hồ ở Nhật Bản đã bị tách làm đôi khiến cho nhân vật này lại nổi tiếng hơn. Vì vậy, hãy cùng mình tìm hiểu thật kỹ về sinh vật huyền thoại này nhé! 

 >> Có thể bạn quan tâm: 

1. Nguồn gốc của cửu vĩ hồ 

Cửu vĩ hồ là một sinh vật có nguồn gốc sáng tạo từ Trung Quốc. Những câu chuyện xoay quanh loài này đã được ghi chép lại từ rất lâu. Sự giai thoại nổi tiếng ấy dần lan truyền sang các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Việt Nam. Motif nổi tiếng của những văn hóa truyền miệng là kể về một loài cáo có 9 đuôi chuyên giả danh con người. Thông thường, chúng sẽ biến thành những cô gái xinh đẹp đi dụ dỗ đàn ông, ức hại dân lành. 

Cửu vĩ hồ là một sinh vật có nguồn gốc sáng tạo từ Trung Quốc.
Cửu vĩ hồ là một sinh vật có nguồn gốc sáng tạo từ Trung Quốc.

Tại Việt Nam, truyền thuyết về cửu vĩ hồ, hay hồ ly tinh được lan truyền từ thời Lạc Long Quân. Chính Người đã ra tay cứu giúp dân lành, diệt trừ cái ác. Nơi trú ngụ của con cáo ấy giờ chính là một phần của Hồ Tây, Hà Nội ngày nay. 

>> Xem thêm: Đặt vé máy bay Japan Airlines đi Tokyo giá rẻ 

2. Tên tiếng Nhật của cửu vĩ hồ

Ở văn hóa Nhật Bản, cửu vĩ hồ được gọi là Kyuubi no Kitsune. Ở một số ghi chép cổ khác chỉ gọi ngắn loài cáo này là Kyuubi. Theo ghi chép thời kỳ phong kiến Nhật Bản, cửu vĩ hồ là loài cáo có bộ lông màu đỏ hoặc trắng muốt, đuôi dài 9 cái và có tiếng kêu như trẻ sơ sinh. 

Đây là loài cáo có bộ lông màu đỏ hoặc trắng muốt, đuôi dài 9 cái và có tiếng kêu như trẻ sơ sinh. 
Đây là loài cáo có bộ lông màu đỏ hoặc trắng muốt, đuôi dài 9 cái và có tiếng kêu như trẻ sơ sinh. 

Cửu vĩ từ đó ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh văn hóa xứ sở mặt trời mọc. Nó xuất hiện nhiều ở các loại kịch truyền thống như Kabuki, Bunraku. Ngoài ra, nó còn là đề tài cho nhiều họa phẩm Ukiyoe nổi tiếng. Nhờ dễ dàng đi vào đời sống nhân dân qua phương tiện truyền thông giải trí, cửu vĩ đã trở thành một nhân vật truyền thuyết văn hóa được nhiều người để tâm. Hiện nay ở Nhật có làng cáo Zao Kitsune là Điểm du lịch Nhật Bản nổi tiếng!  

Nó xuất hiện nhiều ở các loại kịch truyền thống như Kabuki, Bunraku.
Nó xuất hiện nhiều ở các loại kịch truyền thống như Kabuki, Bunraku.

3. Truyền thuyết về loài cáo chín đuôi và viên đá phong ấn nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản

Đặt vé máy bay đi Nhật giá rẻ để bạn có cơ hội khám phá nhiều hơn về truyền thuyết cửu vĩ hồ. Theo đó, cửu vĩ vốn không xuất phát từ Nhật Bản mà từ Trung Quốc. Chúng biến hóa thành mỹ nhân quyến rũ đàn ông rồi hãm hại. Trong một lần sứ thần nhà Đường đến Nhật, nó đã theo chân rồi hóa thành cô gái xinh đẹp nhằm dụ dỗ Thiên hoàng Konoe

Âm Dương Sư Abe no Seimei phát hiện ra cửu vĩ hổ giả làm người
Âm Dương Sư Abe no Seimei phát hiện ra cửu vĩ hổ giả làm người

Tuy nhiên, cửu vĩ hồ không thể qua mắt được Âm Dương Sư Abe no Seimei. Ông cuối cùng đã đuổi đánh nó ra khỏi cung điện hoàng gia. Thiên hoàng thấy vậy cho một đội quân 80.000 lính đến cao nguyên Nasu của Shimono (tỉnh Tochigi ngày nay) hòng tiêu diệt nó. Song, con cáo này biến ảo khôn lường, trên đường bỏ chạy đã ăn thịt biết bao nhiêu người. Triều đình đã lệnh cho các anh hùng vùng Sagaminokuni (tỉnh Kanagawa ngày nay) thu phục nó bằng được. 

200 năm sau mới có một vị cao tăng đủ tài pháp để phong ấn và làm sạch tảng đá.
200 năm sau mới có một vị cao tăng đủ tài pháp để phong ấn và làm sạch tảng đá.

Dẫu vậy, sau khi chết thì linh hồn cửu vĩ hồ không tiêu tán mà hóa thành một tảng đá. Tảng đá ấy còn được gọi là “sát sinh thạch”, bất cứ ai lại gần sẽ đều mắc bệnh mà chết. 200 năm sau mới có một vị cao tăng đủ tài pháp để phong ấn và làm sạch tảng đá. Dẫu vậy, những mảnh của tảng đá này sau khi được phong ấn thì tản đi khắp nơi. 

>> Xem thêm: Vé máy bay đi Osaka giá rẻ Japan Airlines

4. Một vài lý giải về sự kiện viên đá phong ấn bị nứt vỡ giải thoát loài yêu quái 

Vào đầu năm nay, “sát sinh thạch” ở tỉnh Tochigi đã được ghi nhận là vỡ ra làm đôi. Sợi dây thừng được cho là phong ấn tà ma và điềm xấu cũng được cho là đã bị đứt. Người dân Nhật Bản thấy vậy liền liên tưởng ngay đến truyền thuyết cửu vĩ hồ. Họ cho rằng nó đã thoát được ra ngoài và sẽ mang đến điều xui xẻo cho bá tánh. 

Vào đầu năm nay, "sát sinh thạch" ở tỉnh Tochigi đã được ghi nhận là vỡ ra làm đôi.
Vào đầu năm nay, “sát sinh thạch” ở tỉnh Tochigi đã được ghi nhận là vỡ ra làm đôi.

Tuy nhiên, việc hòn đá bị nứt đã được ghi nhận từ những năm 2014. Đây đơn giản chỉ là quá trình tự nhiên trải qua mưa nắng của đất trời. Việc viên đá gây hại cho bất cứ ai đến gần cũng được lý giải đơn giản. Theo đó, tảng đá này nhiều “độc khí” là do nằm gần miệng núi lửa, bị nhiễm hydro sunfua và lưu huỳnh đioxit, cùng những chất có chứa asen cao. Do vậy, tiếp xúc ở khoảng cách gần dễ gây phơi nhiễm và làm con người nhiễm độc hóa học. 

Tảng đá này nhiều "độc khí" là do nằm gần miệng núi lửa, bị nhiễm hydro sunfua và lưu huỳnh đioxit, cùng những chất có chứa asen cao.
Tảng đá này nhiều “độc khí” là do nằm gần miệng núi lửa nhiễm nhiều chất hóa học độc hại.

>> Xem thêm: Vé máy bay Vietjet đi Nhật giá rẻ  

Trên đây là những gì bạn cần biết về sinh vật cửu vĩ hồ huyền thoại. Quả nhiên, nó là một loài yêu tinh hết sức mạnh mẽ và ranh ma. Song, ngày nay, nó là một phần của văn hóa Nhật Bản nói riêng và văn hóa đại chúng nói chung. Các nước Đông Á cũng tận dụng rất tốt hình tượng này để phát triển du lịch. Nếu bạn hứng thú, đừng ngại ngần mà liên hệ hotline 1900 6695 để được tư vấn về Vé máy bay du lịch giá rẻ. Đây là bước khởi đầu để bạn tới những vùng đất đậm đà văn hóa như Nhật Bản đấy. Chúc bạn có một chuyến đi thành công!